Holine: 0932834179

  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu

Ba ngày liên tiếp Việt Nam có trên 40.000 ca nhiễm nCoV

nu hoang thuong hieu

Liên tiếp 3 ngày 18, 19 và 20/2, số ca nhiễm SARS-CoV-2 mới tại Việt Nam đã vượt mốc 40.000 người. Hầu hết tỉnh, thành phố trên cả nước đều ghi nhận ca nhiễm ở mức cao.

Tính từ 16h ngày 19/2 đến 16h ngày 20/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 47.200 ca nhiễm mới, trong đó 8 F0 nhập cảnh và 47.192 F0 ghi nhận trong nước.

Nhiều ngày qua, số ca nhiễm tại Việt Nam vẫn trên đà tăng mạnh. Ngày 20/2, tổng ca nhiễm tăng 5.224 F0 so với ngày trước đó. 63 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh mới. Số lượng ca nhiễm được phát hiện tại cộng đồng là 33.851 F0.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 37.670 ca/ngày.

Hà Nội vượt mốc 5.000 F0 sau 24 giờ

Hà Nội liên tiếp dẫn đầu tổng số ca mắc trong ngày nhiều tháng qua. Ngày 20/2, thành phố này có 5.102 ca nhiễm, cao nhất từ trước đến nay. Trong nửa tháng qua, Hà Nội ghi nhận trên 50.000 ca nhiễm, tăng thêm 3.500 ca sau 24 giờ.

Theo Sở Y tế Hà Nội, ca nhiễm phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều ca mới trong ngày như: Hoài Đức (330), Nam Từ Liêm (315), Sóc Sơn (306), Bắc Từ Liêm (292), Long Biên (221), Chương Mỹ (217), Hai Bà Trưng (190), Thạch Thất (188), Hà Đông (175), Thanh Trì (174), Đống Đa (174).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 từ ngày 29/4/2021 đến nay là 201.518 ca mắc.

Số liệu Covid-19 ghi nhận tại Hà Nội từ ngày 27/4

Nguồn: Bộ Y Tế Việt Nam. Cập nhật lúc 18:00 20/02

Theo thông báo đánh giá cấp độ dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội chiều 19/2, tuần qua, thành phố không ghi nhận xã, phường, thị trấn nào có cấp độ dịch ở mức 3 hoặc 4 (vùng cam, vùng đỏ). 80 địa phương là vùng vàng và 499 vùng xanh.

So với trước đó, 37 địa phương gia tăng mức độ dịch từ cấp độ 1 sang cấp độ 2 (màu vàng). Tỷ lệ vùng xanh trong thành phố vẫn chiếm tỷ lệ lớn là 86,2%.

Hà Nội vừa bất ngờ hủy kế hoạch cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành trở lại trường từ 21/2. Như vậy, sau hơn 10 tháng học online, 400.000 học sinh của thành phố vẫn chưa thể tham gia vào lộ trình mở cửa trường học trên cả nước.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho biết đơn vị đề xuất phương án hoãn kế hoạch cho học sinh tiểu học và lớp 6 ở nội thành đến trường do tình hình dịch bệnh phức tạp và thời tiết diễn biến xấu. “Đồng thời, tỷ lệ phụ huynh đồng thuận chưa cao”, ông Cương nói.

Dù vậy, theo các chuyên gia, việc chậm trễ đưa trẻ trở lại trường học có thể gây ra nhiều hệ lụy. Hiện, Hà Nội là một trong 5 tỉnh, thành phố chưa mở lại trường cho nhóm tiểu học và cũng nằm trong danh sách 9 địa phương chưa cho học sinh mầm non đến trường.

Ngoài Hà Nội, tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục phức tạp ở khu vực phía Bắc. Đáng chú ý, Bắc Ninh ghi nhận số ca mắc mới cao nhất từ trước đến nay với 2.360 F0, chỉ sau Hà Nội. Liên tiếp 6 ngày qua, tỉnh này có trên 1.000 ca nhiễm.

người10 tỉnh, thành phố có số lượng F0 cao nhất trong 7 ngày (13/2 – 20/2)Nguồn: Bộ Y tế.Trung bình số F0 trong 7 ngàyHà NộiThái NguyênQuảng NinhHải PhòngHải DươngNam ĐịnhBắc NinhPhú ThọVĩnh PhúcHòa Bình01k2k3k4k5k

Phú Thọ
Trung bình số F0 trong 7 ngày:1.459 người

Các tỉnh, thành phố khác có trên 1.000 ca bệnh trong ngày là: Phú Thọ (1.981), Quảng Ninh (1.980), Thái Nguyên (1.838), Hòa Bình (1.797), Nam Định (1.754), Hải Phòng (1.698), Vĩnh Phúc (1.692), Ninh Bình (1.556), Bắc Giang (1.500), Nghệ An (1.467), Lào Cai (1.360), Hải Dương (1.316), Hà Tĩnh (1.294), Yên Bái (1.275), Thanh Hóa (1.220), Bình Định (1.019), Thái Bình (1.015), Sơn La (1.007).

Tín hiệu lạc quan tại các tỉnh miền Tây Nam bộ khi số ca nhiễm giảm sâu, trong đó, Tiền Giang ghi nhận 6 ca, Hậu Giang có 8 ca, Đồng Tháp và Long An lần lượt 12 và 10 F0.

Ngoài ra, một số tỉnh, thành phố khác cũng ghi nhận số ca mắc giảm nhẹ, gồm Khánh Hòa (-106), Quảng Trị (-103), Bình Phước (-79).

Số F0 ở TP.HCM tăng gấp 3 lần trong một tuần

Theo Bộ Y tế, ngày 20/2, TP.HCM ghi nhận thêm 849 ca mắc Covid-19, không tăng so với ngày trước đó. Tuy nhiên, thông báo từ HCDC tối 19/2, cho thấy tổng số ca mắc Covid-19 trên địa bàn TP.HCM từ ngày 12-18/2 là 2.934, tăng gấp 3 so với 7 ngày trước (5-11/2), đồng thời số ca nhập viện cũng tăng nhẹ.

Tuy nhiên, số bệnh nhân nặng vẫn giảm. Số ca tử vong vẫn ở mức thấp. Ngày 19/2, thành phố ghi nhận 2 ca tử vong nhưng là bệnh nhân từ địa phương khác chuyển đến để điều trị.

HCDC lý giải hiện tượng số ca mắc mới tăng ở cả 22/22 quận, huyện và TP Thủ Đức đã được dự báo trước khi thành phố khôi phục trở lại các hoạt động lao động sản xuất, học tập, sinh hoạt xã hội.

Bên cạnh đó, thành phố cũng phát hiện những ca bệnh mang biến chủng Omicron trong cộng đồng. Theo nghiên cứu trên thế giới, sự lưu hành đồng thời cả 2 biến chủng Delta và Omicron sẽ làm cho số ca mắc mới tăng nhanh chóng. Theo đó, số ca nhập viện và bệnh nặng cũng có thể gia tăng.

Giải pháp của ngành y tế TP.HCM là tiếp tục phối hợp các địa phương có số ca mắc mới tăng cao, đề nghị giải pháp kiểm soát dịch bệnh. Trong đó, quan trọng nhất là tiêm chủng và bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ.

Mở cửa trường học thế nào cho an toàn?

Về vấn đề mở cửa trường học thế nào cho an toàn, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, góp ý trước hết cần đẩy mạnh tiêm vaccine. Riêng với trẻ 5-11 tuổi, ngành y tế cần gấp rút nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài, lấy ý kiến tư vấn của các tổ chức y tế nước ngoài để có căn cứ triển khai.

Tinh hinh dich o Viet Nam anh 1
Trong khi nhiều trường trên cả nước tổ chức bán trú cho học sinh, Hà Nội vẫn chưa thống nhất được việc này. Ảnh: Phương Lâm.

PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho rằng nhà trường cần hướng dẫn học sinh đảm bảo 5K, sát khuẩn tay thường xuyên và quan trọng hơn là ổn định tâm lý cho các em.

Dù vậy, chuyên gia cho rằng việc nhiều trường yêu cầu học sinh xét nghiệm hàng ngày trước khi đến lớp là không cần thiết. Thay vào đó, chỉ các em có triệu chứng như ho, sốt, khó thở hoặc có tiền sử dịch tễ tiếp xúc F0 mới cần được xét nghiệm.

“Việc xét nghiệm hàng ngày hoặc định kỳ hàng tuần là lãng phí, không có nhiều ý nghĩa. Các trường đang yêu cầu học sinh xét nghiệm hàng ngày cần bỏ ngay quy định này”, ông Nga nói.

Theo ông, số ca mắc Covid-19 của Hà Nội đang ở mức cao, trường hợp tử vong xấp xỉ 20 ca/ngày nhưng thực tế, tỷ lệ tử vong có thể thấp hơn do nhiều người mắc bệnh nhưng không khai báo. Như vậy, tỷ lệ lây nhiễm dịch ở Hà Nội không lớn.

Trong ngày 19/2, cả nước có 456.129 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 191.368.265 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 174.611.596: Mũi một là 70.871.973 liều; mũi 2 là 67.266.482 liều; mũi 3 là 1.444.994 liều; mũi bổ sung là 13.335.678 liều; mũi nhắc lại là 21.692.469 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ 12-17 tuổi là 16.756.669: Mũi một là 8.608.568 liều; mũi 2 là 8.148.101 liều.

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương tập trung quyết liệt việc tiêm vaccine trên địa bàn theo Kế hoạch số 125/KH-BYT ngày 26/1 về tổ chức chiến dịch tiêm chủng mùa xuân; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine liều bổ sung, liều nhắc lại cho các trường hợp tiêm chủng đến lịch. Bên cạnh đó, cơ quan này yêu cầu đảm bảo tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên hoàn thành trong tháng 2.

Có thể bạn quan tâm:

Thiết kế bởi Nữ Hoàng Thương Hiệu Queen Brand

nữ hoàng thương hiệu
nữ hoàng thương hiệu