Holine: 0967441879
Thị trường bất động sản đang trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn trong 10 năm đổ lại đây. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã kiến nghị một số giải pháp với kì vọng nếu được thực thi sẽ “mở” ra cánh cửa sáng cho thị trường.
Số liệu từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã cho thấy một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản khi cả nguồn cung và giao dịch đều giảm mạnh. Cụ thể, tổng cung toàn thị trường bất động sản chỉ đạt hơn 22.000 sản phẩm – con số thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, chỉ bằng 1/7 so với năm 2018. Giao dịch thị trường cũng giảm mạnh khi chỉ đạt hơn 11.000 giao dịch, bằng 1/10 so với năm 2018.
Trao đổi với Batdongsan.com.vn, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết một trong những thách thức lớn nhất của thị trường chính là dòng vốn. Khó khăn về dòng tiền khiến nhóm doanh nghiệp trên thị trường đối mặt với hàng loạt thách thức lớn.
Với doanh nghiệp là các chủ đầu tư thị trường bất động sản, ngoài 20% tiền mặt có sẵn thì để triển khai dự án, họ bắt buộc phải đi vay. Thế nhưng các kênh dẫn vốn quan trọng là tín dụng ngân hàng và trái phiếu bất động sản đều đang bị siết chặt khiến hoạt động của các doanh nghiệp bị gián đoạn. Họ buộc phải dừng, hoãn các dự án đang triển khai. Doanh thu sụt giảm khiến họ buộc phải cắt giảm, sa thải nhân sự để có thể tiếp tục vận hành bộ máy. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến hệ lụy là sự phá sản của các doanh nghiệp, trong đó có cả những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, sẽ gây ra những đổ vỡ của nền kinh tế.
Thực trạng trên kéo theo hệ quả là nhóm doanh nghiệp dịch vụ thị trường bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn khi không có hàng để bán hoặc nếu có hàng để bán thì thanh khoản cũng rất yếu, về lâu dài, nhóm doanh nghiệp dịch vụ cũng sẽ phải thu hẹp quy mô, nhận sự hoặc tệ hơn là phải dừng hoạt động, đóng cửa kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có nguồn thu tức là không có khả năng trả nợ, đồng nghĩa với tỷ lệ nợ xấu cao khiến hệ thống tín dụng đối mặt nhiều bất cập.
Không chỉ doanh nghiệp bị ảnh hưởng mà khách hàng có nhu cầu mua bất động sản, đặc biệt là các nhu cầu ở thực cũng gặp khó khăn khi không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng bởi điều kiện xét duyệt cho vay, giải ngân khắt khe. Thị trường bất động sản cũng khan hàng do không có cung khiến lực cầu vốn cao nhưng lựa chọn quá ít, làm mặt bằng giá bất động sản tiếp tục bị đẩy cao, vượt khả năng người mua.
Trước thực trạng trên, ông Đính kiến nghị cần đẩy nhanh hơn tiến độ chỉnh sửa luật, nhưng nội dung sửa cần bám sát thực tế để tháo gỡ vướng mắc pháp lý trong công tác xử lý hồ sơ, thủ tục đầu tư, phê duyệt dự án, tạo hành lang thông thoáng để thúc đẩy nguồn cung thị trường.
Ngân hàng nhà nước nên nới room tín dụng khoảng 1-2% cho thị trường bất động sản, tránh ảnh hưởng đến hệ thống tín dụng của quốc gia, tạo nền tảng để thị trường sôi động trở lại. Theo ông Đính, ngân hàng chỉ cần kiểm soát tốt dòng tiền để nó chảy đúng đối tượng, đúng mục đích, dành nguồn vốn tín dụng áp dụng riêng cho các dự án nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp.
Song song với đó, ông Đính cho rằng các các doanh nghiệp phát triển thị trường bất động sản cần có sự thay đổi về chính sách phát triển sản phẩm, cơ cấu lái ản phẩm, hướng tới sản phẩm phù hợp với nhu cầu ở thực của đại chúng, những người lao động, công chức, thu nhập thấp,… để cân bằng thị trường, phát sinh giao dịch giúp thị trường bất động sản sôi động trở lại.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng bên cạnh việc tháo nút thắt về vấn đề pháp lý bất động sản thì cần tháo các nút thắt về nguồn vốn. Hiện cấu trúc vốn của thị trường phản ánh sự phát triển thiếu bền vững khi chiếm đến 70% là tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp 10%, còn lại là các nguồn tự có, cổ phiếu, FDI… Đưa ra giải pháp về chủ động nguồn vốn cho doanh nghiệp thị trường bất động sản, ông Lực cho rằng bản thân doanh nghiệp, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng, cần phải đa dạng hóa các nguồn vốn trong quá trình phát triển. Sự đa dạng nguồn vốn này đến từ các hoạt động phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chào bán cổ phần, tìm đến các quỹ đầu tư, thuê tài chính, quỹ REIT… Nếu thực hiện được việc này, các doanh nghiệp bất động sản tránh được kịch bản lao đao như hiện tại khi Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng.
——————————————————————–
CÔNG TY TNHH QUEEN BRAND
– Văn phòng 1: 387A Lê Văn Khương, P.Hiệp Thành, Q.12, TP. Hồ Chí Minh
– Văn phòng 2: 27 Đường Số 8, KDC CityLand Park Hill, P.10, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
– Điện thoại: 0932.834.179
– Email: ceo.queenbrand@gmail.com
– Website: https://nuhoangthuonghieu.vn/
#thị_trường_bất_động_sản
#bất_động_sản
#Thiết_kế_logo
#Thiết_kế_profile
#Thiết_kế_bộ_nhận_diện_thương_hiệu
#Thiết_kế_web
#Dịch_vụ_bảo_hộ_thương_hiệu
#Queen_Brand