Holine: 0967441879

  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu

MỘT SỐ ĐIỂM KHỞI SẮC VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI THÁNG NĂM VÀ 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

nu hoang thuong hieu

Theo Tổng cục thống kê – Tiếp nối kết quả đạt được của quý I năm 2022, tình hình kinh tế – xã hội tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2022 của nước ta tiếp tục khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Việc triển khai thực hiện các chính sách của Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và chính sách mở cửa du lịch từ 15/3 đã tác động rõ nét đến hoạt động kinh tế – xã hội của đất nước. Tháng Tư, nhiều hoạt động đã có mức tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 xuất hiện[1] như: công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa… Dịch Covid-19 về cơ bản đã được kiểm soát, số ca mắc mới giảm dần ở các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đã tạo ra những thách thức, rủi ro cho kinh tế thế giới và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh đó, kinh tế – xã hội nước ta vẫn giữ vững sự ổn định, các cân đối vĩ mô được đảm bảo, lạm phát trong tầm kiểm soát. Một số điểm khởi sắc về tình hình kinh tế – xã hội tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2022 của nước ta như sau:

(1) Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp đã trở lại bình thường; Nuôi trồng thủy sản phát triển khá do nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trọng điểm tiếp tục có nhiều tín hiệu khả quan.

Tính đến trung tuần tháng Tư, các địa phương phía Nam gieo cấy được 395,9 nghìn ha lúa hè thu, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước do người dân tranh thủ xuống giống sớm để tránh hạn mặn. Chăn nuôi phát triển ổn định, ước tính tổng số trâu của cả nước đến thời điểm cuối tháng Tư năm 2022 giảm 1,9%; tổng số bò tăng 1,3%. Chăn nuôi lợn và gia cầm đang hồi phục do các doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi chủ động được nguồn giống, liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra, tổng số lợn tăng 5,5%; tổng số gia cầm tăng 2,2% so với cùng thời điểm năm 2021.

Sản lượng thủy sản tháng Tư năm 2022 ước đạt 736,4 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 4 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản ước tính đạt 2,6 triệu tấn, tăng 2,2%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt 3.574 triệu USD, tăng 43,7% so với cùng kỳ năm trước.

(2) Dịch Covid-19 đã được kiểm soát, các doanh nghiệp chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 4 tháng đầu năm 2022 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm 2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất trang phục tăng 20,1%; sản xuất thiết bị điện tăng 19,1%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 13,2%; sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất da và các sản phẩm liên quan cùng tăng 12,8%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 11,1%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 10,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,8%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,7%; khai thác than cứng và than non tăng 9,3%.

 

(3) Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư năm 2022 ước tính tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ du lịch lữ hành phục hồi mạnh mẽ với doanh thu tháng Tư tăng lần lượt là 14,8% và 49,4% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 4 tháng đầu năm 2022 tăng 5,2% và tăng 10,5%.

Vận tải hành khách tháng Tư có mức tăng khá cao do dịch Covid-19 đã được kiểm soát cùng với chính sách mở cửa du lịch từ ngày 15/3/2022 nên nhu cầu đi lại của người dân tăng, hành khách luân chuyển tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước.

Vận tải hàng hóa tháng Tư duy trì tốc độ tăng cao 14,5% về vận chuyển và tăng 14,7% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; tính chung 4 tháng đầu năm 2022, vận chuyển hàng hóa tăng 4,8% và luân chuyển hàng hóa tăng 12%.

(4) Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Tư năm 2022 đạt 101,4 nghìn lượt người, gấp 2,4 lần so với tháng trước và gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch và nhiều đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 192,4 nghìn lượt người, tăng 184,7% so với cùng kỳ năm trước.

(5) Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì mức tăng cao với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng Tư ước đạt 65,45 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 242,19 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 16,4%; nhập khẩu tăng 15,7%[2].

Cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm 2022 ước tính xuất siêu 2,53 tỷ USD.

(6) Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới lần đầu tiên chạm mốc 15.000 doanh nghiệp, nếu tính cả số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thì số doanh nghiệp tham gia thị trường trong tháng Tư gấp hơn 2 lần so với doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường[3] cho thấy sự tin tưởng và mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp đối với việc triển khai các chính sách về phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 80,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 61,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 19,5%.

Nếu tính cả 1.345,5 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 17,1 nghìn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2022 là 1.980,8 nghìn tỷ đồng, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm trước.

(7) Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được đẩy nhanh nên trong 4 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước tính tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2022 đạt 5,92 tỷ USD, là giá trị cao nhất của 4 tháng các năm 2018-2022, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2022.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 4/2022 ước đạt 33,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 4 tháng đầu năm 2022 đạt 109,6 nghìn tỷ đồng, bằng 20,6% kế hoạch năm và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 20% và tăng 18,4%).

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 5,92 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức vốn thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm các năm 2018-2022[4].

(8) Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng đầu năm 2022 tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 0,89% của bình quân 4 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của bình quân 4 tháng đầu năm 2017-2020[5]. Lạm phát cơ bản[6] 4 tháng đầu năm 2022 tăng 0,97%.

(9) Công tác an sinh xã hội được triển khai tích cực, đời sống người dân được đảm bảo, thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn. Tính đến ngày 25/4/2022, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ đạt hơn 43,2 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho 36,6 triệu lượt người lao động và 381,7 nghìn đơn vị sử dụng lao động/hộ kinh doanh; gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ đạt gần 38,4 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho trên 13 triệu lượt lao động và 346,7 nghìn đơn vị/hộ kinh doanh sử dụng lao động.
Theo dõi trang Queen Brand để nhận thêm nhiều thông tin mới nhất về Kinh tế trong nước và ngoài nước bạn nhé!
HÃY ĐẾN VỚI QUEEN BRAND VÀ CẢM NHẬN CHẤT LƯỢNG.

Có thể bạn quan tâm:

Thiết kế bởi Nữ Hoàng Thương Hiệu Queen Brand

nữ hoàng thương hiệu
nữ hoàng thương hiệu

This will close in 20 seconds