Holine: 0967441879
Trẻ sơ sinh có bị lây nCoV từ mẹ mắc Covid-19 khi mang thai không? Nếu bị lây nhiễm, yếu tố nào có thể khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ tiến triển nặng?
Hoàng Lan (34 tuổi, Hà Nội)
Trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em ban hành kèm Quyết định số 5155/QĐ-BYT ngày 9/11 của Bộ Y tế, trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 theo 3 cách:
– Lây trong tử cung (qua đường máu hoặc nước ối từ mẹ nhiễm SARS-CoV-2).
– Lây trong cuộc đẻ (tiếp xúc dịch tiết mẹ như máu, dịch ối).
– Lây sau đẻ (qua tiếp xúc với mẹ hay người chăm sóc sau sinh).
Hướng dẫn cũng cho biết các dữ liệu khoa học đến nay chưa kết luận đường lây qua sữa mẹ. Trong đó, lây nhiễm trước và trong sinh ít khi xảy ra, chủ yếu lây nhiễm trong quá trình chăm sóc sau sinh.
Khoảng 1,6-2% trẻ sơ sinh dương tính với SARS-CoV-2 (thời điểm xét nghiệm dưới 3 ngày sau sinh) từ người mẹ nhiễm SARS-CoV-2. Hầu hết trẻ không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và không đặc hiệu như sốt, ho, bú kém, nôn, tiêu chảy, trẻ li bì, khóc yếu, thở nhanh, có cơn ngừng thở, tím tái khi nặng.
Tuy nhiên, trẻ có thể biểu hiện nặng với nhiễm trùng huyết, viêm phổi hay tổn thương cơ quan (hội chứng viêm đa hệ thống, MIS-N) như trẻ em. Tình trạng này thường xảy ra ở giai đoạn muộn do tổn thương đa cơ quan, ít gặp nhưng là tổn thương nặng, cần nghĩ đến khi trẻ có biểu hiện tổn thương đa cơ quan và mẹ từng được chẩn đoán hay nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2. Trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 tiên lượng tốt, tử vong rất thấp.
Bộ Y tế cho biết không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho trẻ sơ sinh mắc Covid-19, chủ yếu điều trị nâng đỡ, triệu chứng và biến chứng (nếu có). Đặc biệt, trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc có mẹ mắc Covid-19 nặng có thể diễn tiến nặng nếu bị lây nhiễm nCoV.
Trẻ sơ sinh nên được chăm sóc bởi mẹ hoặc người thân trong gia đình, tiếp tục bú mẹ và đảm bảo phòng ngừa chuẩn. Chỉ đưa trẻ vào đơn vị hồi sức tích cực khi có triệu chứng nặng cần can thiệp và tiếp tục cho ăn sữa mẹ nếu không có chống chỉ định ăn đường ruột.
This will close in 20 seconds