Holine: 0967441879
Một thuật ngữ trong xây dựng Brand – Thương hiệu ai cũng muốn được sở hữu, đó là TOM. Sẽ tuyệt vời thế nào nếu như tên thương hiệu được khách hàng nhắc đến đầu tiên (TOM – Top of mind). Nhưng tất cả mọi chiến lược truyền thông sẽ chẳng hiệu quả. Khi khách hàng chẳng thể nhớ nổi tên thương hiệu của bạn. Đặt tên thương hiệu sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu nắm được các nguyên tắc vàng dưới đây!
Đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu trong khi đặt tên thương hiệu quá phức tạp và khó đọc là một điều không thể. Dù là theo phong cách Châu Âu hay thuần Việt tên thương hiệu có thể dài nhưng dễ đọc, nhớ. Sẽ hiệu quả hơn tên ngắn nhưng khó đọc.
Có một tips quan trọng giúp tên thương hiệu dễ nhớ hơn là tên có chứa các nguyên âm như “o, a, i, e”. Ví dụ với tên các thương hiệu lớn trên thế giới và ở Việt Nam. Như Yola, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi, ila, Virgin, Motorola, Lenovo… Các nguyên âm này giúp cho khi đặt tên thương hiệu mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối, dễ đọc và dễ nhớ hơn không.
Đôi khi đặt tên thương hiệu vô tình tạo nên những tình huống oái oăm khi nó mang ý nghĩa tiêu cực, không phù hợp với văn hóa, thị trường nào đó. Mặt khác, có những tên không có vấn đề ở nghĩa. Nhưng khi đọc thành âm thì bị liên tưởng đến những điều nhạy cảm.
Ví dụ từ hãng xe hơi Mazda năm 1991 đã ra mắt sản phẩm có tên gọi Laputa tại Tây Ban Nha. Vấn đề là “Puta” trong tiếng bản địa có nghĩa là “gái mại dâm”. Hoặc trường hợp mì Sagami tại Việt Nam lại vô tình bị trùng với tên của thương hiệu Sagami tại Nhật – chuyên bao cao su.
Đây là đều kiện tiên quyết nhằm có thể bảo hộ thương hiệu về mặt pháp lý. Để tránh bị nhái tên thương hiệu. Sẽ vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp nếu tên thương hiệu của bạn không được tổ chức nào bảo vệ và xác minh.
Đôi khi tên thương hiệu cũng nhất thiết phải thể hiện ngành nghề và sản phẩm, Với những thương hiệu nhỏ, mới, chưa được nhận biết rộng rãi, nếu thể hiện được ngành nghề thông qua đặt tên thương hiệu sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông.
Ví như các ngành hàng, sản phẩm sữa phổ biến như: TH True Milk, Vinamilk, Dalat Milk,… Bất động sản thường gắn với “land” như Capitaland, Nova Land…
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đặt tên thương hiệu mà bỏ qua phân khúc và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? Liệu nếu tên thương hiệu bằng tiếng Anh có phù hợp với người Việt phân khúc thấp cấp không? Và tên tiếng Việt liệu có thể thành công ở phân khúc người nước ngoài hay không?
Ở phân khúc bình dân đặt tên thương hiệu cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể. Dù đối tượng khách hàng là phổ thông, lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể đọc được. Ngược lại nếu thương hiệu được định vị ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì đặt tên thương hiệu từ âm đến nghĩa cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp.
Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực thiết kế thương hiệu, Queen Brand chắc chắn với bạn. Nếu một tên thương hiệu hội đủ 5 tiêu chí này sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc tiết kiệm cả thời gian và chi phí marketing cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bạn đang cần tư vấn đặt tên thương hiệu? Bạn đã có ý tưởng những không thể hiện được như mong muốn? Liên hệ ngay với Queen Brand để được tư vấn. Và sở hữu ngay một tên thương hiệu phù hợp với tầm vóc của doanh nghiệp nhé!
HÃY ĐẾN VỚI QUEEN BRAND VÀ CẢM NHẬN CHẤT LƯỢNG!
————————————————-
Website: https://nuhoangthuonghieu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/nuhoangthuonghieu/
Liên hệ: 0967441879
#Thiết_kế_logo
#Thiết_kế_profile
#Thiết_kế_bộ_nhận_diện_thương_hiệu
#Thiết_kế_web
#Dịch_vụ_bảo_hộ_thương_hiệu
#QueenBrand