Holine: 0967441879
Triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, hoạt động thi công tại dự án, công trình xây dựng đã trở lại nhịp độ bình thường.
Đặc biệt, lĩnh vực thị trường bất động sản, sau thời gian dài ngừng trệ đã dần thích ứng với bối cảnh mới. Hoạt động thi công, sản xuất khôi phục trở lại đã tiếp thêm hiệu ứng tích cực cho ngành này đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua, nguồn cung thiếu hụt bởi hạn chế cấp phép, ngân hàng kiểm soát tín dụng… Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia, khi các khó khăn về chính sách được tháo gỡ, thị trường bất động sản sẽ có một sức bật mạnh mẽ.
Thực tế cho thấy, sau một năm, dịch bệnh được kiểm soát ngày càng vững chắc, nền kinh tế phục hồi tích cực với mức tăng trưởng kỷ lục; đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện.
Qua 1 năm thực hiện Nghị quyết 128, trong chỉ đạo, điều hành kinh tế, Chính phủ ban hành nhiều quyết sách rất phù hợp với bối cảnh chung của đất nước. Việc ưu tiên tập trung đẩy mạnh đầu tư công, phát triển hạ tầng khung, kết nối các địa phương, các vùng kinh tế đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp nền kinh tế nhanh chóng phục hồi sau đại dịch.
Việc tập trung điều chỉnh, hoàn thiện, xây dựng lại các đồ án quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương để tạo tiền đề cho thời kỳ phát triển mới với những bước đi thận trọng cho thấy tầm nhìn của lãnh đạo Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành các bộ, ban, ngành và các địa phương cùng đồng lòng vượt qua khó khăn thách thức, tiến về phía trước.
Trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, Chính phủ cùng các bộ, ban, ngành đã chủ động, tích cực tuyên truyền, lấy ý kiến góp ý, lắng nghe các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp và nhiều thành phần khác nhau trong xã hội để hoàn thiện và đề xuất Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh thị trường bất động sản (sửa đổi); cho ý kiến về Luật Đất đai (sửa đổi)… đã thể hiện tinh thần cầu thị, tích cực, lắng nghe đa chiều.
Đặc biệt, Chính phủ, các bộ, ngành đã rất kịp thời khi điều chỉnh những chính sách, đưa ra những chỉ đạo, cảnh báo khi thị trường bất động sản “sốt nóng” ở nhiều nơi. Nhờ đó đã góp phần hạ nhiệt, tránh đưa thị trường rơi vào tình trạng “bong bóng”, gây tác động xấu cho nền kinh tế.
Đáng chú ý, việc xử lý kịp thời hành vi đấu giá ảo để thao túng thị trường bất động sản hay các hành vi thao túng thị trường chứng khoán, trái phiếu đã góp phần kịp thời ổn định an ninh cho thị trường tiền tệ – tài chính quốc gia.
Mặc dù Việt Nam đang đối mặt với bối cảnh kinh tế – chính trị thế giới phức tạp, lạm phát gia tăng mạnh trên toàn cầu nhưng với chính sách ưu tiên “ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn” được thực hiện quyết liệt đã giúp Việt Nam kiểm soát được mức lạm phát ở mức cho phép, đồng thời kéo theo mức tăng trưởng kinh tế đạt kỷ lục sau 9 tháng qua khi so sánh với những năm gần đây.
Thị trường bất động sản đã có sự phục hồi nhất định sau 2 năm chậm phát triển vì dịch Covid-19. Đối với phân khúc căn hộ, nguồn cung mới dần phục hồi với sự dẫn dắt của phân khúc cao cấp. Sau khi lập đỉnh, kể từ năm 2020 đến nay, nguồn cung căn hộ ra thị trường đã sụt giảm do nhiều yếu tố dịch bệnh, pháp lý.
Mặc dù trong nửa đầu năm 2022, nguồn cung vẫn ở mức thấp nhưng thị trường bất động sản lớn như TP.HCM vẫn ghi nhận sự phục hồi tốt hơn với khoảng 16.000 căn hộ, đã vượt qua cung của cả năm 2021.
Sau nhiều năm khan hiếm, nguồn cung sản phẩm vào TP.HCM sẽ rất dồi dào. Dự báo, từ nay đến năm 2025, các chủ đầu tư sẽ tung ra thị trường những dự án mới mà họ đã chào bán. Giá sẽ tiếp tục tăng nhưng không quá cao. Giá trung bình căn hộ ở TP.HCM hiện là 58 triệu đồng/m2 nhưng đến năm 2024 chỉ khoảng 62 triệu đồng/m2, tương ứng mức tăng trưởng 4%.
Các chuyên gia nhận định, trong những tháng cuối năm 2022, thị trường bất động sản vẫn còn gặp khó khăn về nguồn cung sản phẩm mới nhưng vẫn đang có nhiều xung lực mới để lạc quan hơn trong năm 2023 như: Tăng trưởng GDP, chính sách pháp luật, quy hoạch hạ tầng, cho vay tín dụng…
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước có động thái nới room tín dụng nhằm hồi phục nền kinh tế, điều này cũng tác động mạnh tới sự phát triển của thị trường bất động sản khi dòng vốn được lưu thông. Hiện thị trường vẫn đang trong giai đoạn tái khởi động sau một thời gian dài trầm lắng.
Thị trường bất động sản sau một thời gian bị nén sẽ sớm bật dậy mạnh mẽ. Do đó, thời gian tới, các nhà đầu tư dù đầu tư phân khúc nào cũng đều có cơ hội. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước cần có giải pháp mạnh hơn nhằm giúp thị trường minh bạch hơn nữa để cung – cầu đồng nhất; đồng thời, cần có giải pháp căn cơ chặn đà tăng ảo giá trong thời gian tới.
Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động thị trường sau thời gian bị nén lại được dự báo sẽ sôi động hơn. Thị trường bất động sản vẫn tồn tại những lợi thế nền tảng về nhân khẩu học cũng như sự gia tăng trong vốn sở hữu cá nhân. Do đó, điểm tích cực là nhu cầu đối với bất động sản nhà ở vẫn được ghi nhận khá tốt.
Dù thời điểm hiện tại có những hạn chế nhất định nhưng các chủ đầu tư cũng như nhà đầu tư cá nhân đang tận dụng khoảng thời gian này để chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch kinh doanh sau khi thị trường được mở cửa trở lại, để các hoạt động có thể quay lại trạng thái bình thường nhanh nhất có thể, ông Matthew Powell phân tích.
Trước khi có Nghị quyết 128, doanh nghiệp rất lúng túng và bị động trong tổ chức sản xuất, kinh doanh vì không lường trước được các biện pháp chống dịch như thế nào. Nhưng sau khi Nghị quyết 128 ra đời, doanh nghiệp khôi phục được niềm tin, xây dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn và không lo lắng có thể bị chấm dứt hay gián đoạn bất kể khi nào và gây thiệt hại cho mình. Người dân cũng vậy, họ bắt đầu xây dựng cho mình kế hoạch sinh sống, làm việc dài hạn hơn.
Ở lĩnh vực thị trường bất động sản cũng vậy, thực tế đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khi thị trường này chủ động để dần thích nghi với trạng thái “hậu Covid”.
——————————————————
CÔNG TY TNHH QUEEN BRAND
– Văn phòng 1: 387A Lê Văn Khương, P.Hiệp Thành, Q.12, TP. Hồ Chí Minh
– Văn phòng 2: 27 Đường Số 8, KDC CityLand Park Hill, P.10, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
– Điện thoại: 0932.834.179
– Email: ceo.queenbrand@gmail.com
– Website: https://nuhoangthuonghieu.vn/
#thị_trường_bất_động_sản
#bất_động_sản
#Thiết_kế_logo
#Thiết_kế_profile
#Thiết_kế_bộ_nhận_diện_thương_hiệu
#Thiết_kế_web
#Dịch_vụ_bảo_hộ_thương_hiệu
#Queen_Brand
This will close in 20 seconds