Những địa phương có thêm ca mắc Covid-19 gồm TP.HCM (666), Đồng Nai (80), Khánh Hòa (44), Bến Tre (43), Bà Rịa – Vũng Tàu (19), Phú Yên (18), Vĩnh Long (17), Ninh Thuận (4), Tây Ninh (4), Kiên Giang (2), Huế (2), An Giang (2), Bắc Ninh (2), Sóc Trăng (1), Bình Định (1).
Trong đó, 688 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc vùng phong tỏa.
Tính đến 6h ngày 14/7, Việt Nam có tổng cộng 33.460 ca ghi nhận trong nước và 1.949 bệnh nhân nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 31.890, trong đó, 6.779 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.
11 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. 7 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Bắc Kạn, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đắk Nông, Quảng Nam, Nam Định, Lào C
Trong bản tin 6h ngày 14/7, Bộ Y tế công bố 905 bệnh nhân Covid-19 tại 15 tỉnh, thành. TP.HCM vẫn là nơi có số ca mắc cao nhất.
Những địa phương có thêm ca mắc Covid-19 gồm TP.HCM (666), Đồng Nai (80), Khánh Hòa (44), Bến Tre (43), Bà Rịa – Vũng Tàu (19), Phú Yên (18), Vĩnh Long (17), Ninh Thuận (4), Tây Ninh (4), Kiên Giang (2), Huế (2), An Giang (2), Bắc Ninh (2), Sóc Trăng (1), Bình Định (1).
Trong đó, 688 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc vùng phong tỏa.
Tính đến 6h ngày 14/7, Việt Nam có tổng cộng 33.460 ca ghi nhận trong nước và 1.949 bệnh nhân nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 31.890, trong đó, 6.779 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.
11 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. 7 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Bắc Kạn, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đắk Nông, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai.
Chi tiết các ca mắc mới trong sáng 14/7:
Kiên Giang: 2 bệnh nhân có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế và được cách ly từ trước.
An Giang: Một ca là F1 đã được cách ly từ trước. Người còn lại đang được điều tra dịch tễ.
Thừa Thiên – Huế: 2 người là các trường hợp liên quan bệnh nhân Covid-19.
Sóc Trăng: Một bệnh nhân là nam, 26 tuổi, địa chỉ tại huyện Mỹ Xuyên, từ TP.HCM về, đã chủ động khai báo y tế.
Phú Yên: 18 ca là các trường hợp trong khu cách ly, phong tỏa.
Bến Tre: 30 ca là các trường hợp F1 trong khu cách ly, phong tỏa; 12 người liên quan đến chợ đầu mối Bình Điền; một trường hợp còn lại có tiền sử đi về từ tỉnh Long An.
Ninh Thuận: 3 ca là F1 đã được cách ly từ trước. Một người có tiền sử đi về từ Đồng Nai, đã chủ động khai báo y tế và được cách ly từ trước.
Tây Ninh: Một ca là F1 đã được cách ly từ trước; một người liên quan chợ đầu mối Bình Điền; 2 trường hợp đang được điều tra dịch tễ.
Khánh Hòa: 44 ca là các trường hợp liên quan bệnh nhân Covid-19, trong khu cách ly và phong tỏa.
Bắc Ninh: Một ca liên quan ổ dịch khu công nghiệp Quế Võ. Một người liên quan ổ dịch Khu 3 – Tiền An.
Vĩnh Long: 16 ca là các trường hợp F1 trong khu cách ly, phong tỏa. Trường hợp còn lại có tiền sử đi về từ TP.HCM.
Đồng Nai: 43 ca liên quan chợ cá Hóa An; 23 người là các trường hợp F1 trong khu cách ly, phong tỏa; 9 trường hợp có tiền sử đi về từ TP.HCM. Năm bệnh nhân còn lại đang được điều tra dịch tễ.
TP.HCM: 458 ca là các trường hợp trong khu cách ly, phong tỏa; 208 trường hợp đang được điều tra dịch tễ.
Ngày 13/7, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh ban hành quyết định chính thức triển khai cách ly tại nhà với trường hợp F0, F1. Trong đó, Sở Y tế quy định hai nhóm thuộc diện cách ly tại nhà.
Thứ nhất là trường hợp không có triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện. Trường hợp xét nghiệm rRT-PCR ngày thứ 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp, không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp) thì chuyển về cách ly tại nhà. Thứ hai là F0 không triệu chứng, trường hợp này được thí điểm áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm, được cách ly tại nhà khi có đủ điều kiện tương tự F1.
Đây là biện pháp chưa từng có tại Việt Nam, nhằm giảm áp lực cho ngành y tế và hệ thống điều trị của TP.HCM khi số ca mắc Covid-19 mỗi ngày luôn ở mức hàng nghìn người.