Holine: 0967441879

  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu

ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

nu hoang thuong hieu

Mỗi doanh nghiệp khi hình thành và phát triển đều đi kèm với thương hiệu. Vì thương hiệu là yếu tố quan trọng hàng đầu để khẳng định vị trí, chất lượng của doanh nghiệp trong lòng của khách hàng và trên thị trường. Do đó, thương hiệu đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Và việc định vị thương hiệu cũng ngày càng phổ biến và phải thực hiện ở doanh nghiệp.

Thế nào là định vị thương hiệu?

Định vị thương hiệu chính là mô tả sự khác biệt của thương hiệu như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh về vị trí, hoặc cách thức, thương hiệu nằm trong tâm trí khách hàng. Có thể nói, định vị thương hiệu là sở hữu một vị trí trong tâm trí khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Hình ảnh sản phẩm, dịch vụ nào của bạn lóe lên. Xuất hiện khi người tiêu dùng thấy thương hiệu của bạn. Thì được gọi là định vị thương hiệu. Do đó, chiến lược định vị thương hiệu liên quan đến việc tạo ra các liên tưởng thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Để khiến họ cảm nhận thương hiệu một cách cụ thể, dễ dàng và nhanh nhất.

* Ví dụ về định vị thương hiệu của Quả táo khuyết – Apple:

Thương hiệu Apple có những định vị nổi bật. Bằng cách mang đến những trải nghiệm độc đáo và những sản phẩm có một không hai trên thị trường. Apple tập trung vào tương lai của công nghệ. Và cách mà mỗi sản phẩm mới có thể thay đổi cuộc sống của khách hàng. Hình ảnh mà Apple mang đến cho khách hàng luôn là biểu tượng logo đặc trưng. Các tính năng tiên tiến đi đầu trong các sản phẩm cùng ngành.

Việc xây dựng, định hướng thương hiệu cũng cần phải có tư duy thương hiệu cụ thể. Tư duy này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thời kì Covid đã làm thay đổi trong tư duy thương hiệu các doanh nghiệp Việt. Bạn có thể xem qua bài viết “TƯ DUY THƯƠNG HIỆU, TƯ DUY SỐNG CÒN MÙA DỊCH”. Để hiểu rõ hơn những thay đổi tư duy mùa dịch này quyết định sự sống còn của doanh nghiệp như thế nào? Xem tại đây: https://www.facebook.com/nuhoangthuonghieu/posts/1932101156958427

Có 7 chiến lược định vị thương hiệu cơ bản mà doanh nghiệp có thể áp dụng, như:

  • Dựa trên người tiêu dùng (Consumer Based)

Chiến lược này phù hợp để bán sản phẩm nhắm đến một phân khúc cụ thể. Khi nhắm mục tiêu vào một nhóm người cụ thể và giới thiệu hiệu của bạn cho họ. Nó sẽ gắn liền thương hiệu của bạn trong tâm trí người tiêu dùng.

Thương hiệu nói chuyện với những đối tượng cụ thể này. Phân biệt họ với những người khác và cho họ biết rằng họ là duy nhất và xứng đáng với tất cả những gì tốt nhất.

  • Dựa trên đối thủ cạnh tranh (Competitor Based)

Nếu bạn đang muốn có được thị phần của người tiêu dùng. Và chuyển đổi họ thành khách hàng của mình. Bạn cần phải làm rõ lý do tại sao bạn là lựa chọn tốt hơn. Và điều gì khiến bạn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Xác định điểm yếu của đối thủ. Tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng (chẳng hạn như chất lượng, dịch vụ, điều khoản giao hàng) mà đối thủ không đáp ứng được. Và cho thấy rằng bạn là lựa chọn tốt hơn.

  • Dựa trên danh mục (Category Based)

Chiến lược định vị thương hiệu này ngụ ý rằng bạn nên định vị mình là người dẫn đầu trong một danh mục sản phẩm và bạn đang cung cấp cho đối tượng mục tiêu của mình một cách mới, thoải mái hơn, có địa vị cao và thuận lợi hơn để giải quyết các công việc của họ – nghĩa là bằng cách sử dụng sản phẩm của bạn. Và bằng cách làm như vậy, bạn đang cải thiện danh mục sản phẩm nói chung.

  • Lợi ích (Benefit)

Chiến lược định vị thương hiệu này cho thấy những lợi ích mà một người mua tiềm năng sẽ nhận được khi mua một sản phẩm. Chiến lược này nhằm mục đích thuyết phục khách hàng tiềm năng về động cơ lý trí hoặc tình cảm để mua sản phẩm.

  • Giá cả (Price)

Thông thường, người tiêu dùng xem xét sản phẩm từ quan điểm lý tính và cảm tính. Một số quyết định mua hàng có thể yêu cầu một cách tiếp cận thực tế hơn là giá cả mắc hay rẻ so với tài chính của họ. Trong khi trong những trường hợp khác, tốt hơn là dựa vào cảm nhận chất lượng bên trong.

  • Thuộc tính (Attribute)

Chiến lược này yêu cầu bạn loại bỏ đối thủ cạnh tranh của mình. Và tập trung vào một tính năng, đặc điểm độc đáo và các thuộc tính đặc biệt của sản phẩm của bạn. Cho đến nay, đây là chiến lược định vị thương hiệu phổ biến nhất. Và cũng là một trong những chiến lược hiệu quả nhất mà các thương hiệu mới thực hiện.

  • Uy tín (Prestige)

Chiến lược này ngụ ý rằng người tiêu dùng không chỉ có thể mua một sản phẩm. Mà còn cả uy tín, sự sang trọng và sự đối xử đặc biệt gắn liền với sản phẩm. Và họ sẵn sàng trả tiền cho những thứ này. Ví dụ có thể bao gồm ghế hạng thương gia trên máy bay, trái cây và rau hữu cơ, các loại cà phê được chọn hoặc các loại vải độc quyền,…

Định vị thương hiệu đặt ra mục tiêu là phải tạo cho thương hiệu của bạn có hình ảnh riêng so với các thương hiệu khác. Dù cho ở bất kỳ hình thức nào, thương hiệu cần phải có nét riêng tách biệt. Để khách hàng phân biệt với những sản phẩm cùng loại. Khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh. Việc doanh nghiệp định vị thương hiệu nên được lên kế hoạch ngay trong quá trình mà doanh nghiệp thiết kế nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu.

Có thể bạn quan tâm:

Thiết kế bởi Nữ Hoàng Thương Hiệu Queen Brand

nữ hoàng thương hiệu
nữ hoàng thương hiệu