Holine: 0967441879
Logo không chỉ là sự kết hợp các màu sắc, hình dạng và kí tự. Nó còn là thứ giúp công ty phá bỏ các rào cản văn hóa và ngôn ngữ. Hãy nhìn những logo và thiết kế thương hiệu của các nhãn hàng lớn như Nike, McDonald’s hay Coca-Cola.
Và đây là danh sách 10 logo và tái xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đắt đỏ nhất từ các công ty danh tiếng.
Theo các báo cáo Symantec đã chi trả hơn 29 nghìn tỉ cho logo và thương hiệu hiện tại. Tuy nhiên, con số thực tế còn đáng kinh ngạc hơn khi bạn biết thêm nhiều chi tiết khác. Một trong những thương vụ mà Symantec từng thực hiện là việc mua lại VeriSign.
Họ không chỉ tiếp cận ý tưởng và truy cập vào nguồn lực của công ty mà còn là logo của VeriSign với dấu check nổi tiếng. Họ đã khéo léo tích hợp nó vào logo của Symantec.
Trong trường hợp bạn không thấy quen, nó là dấu tick đại diện cho chứng chỉ xác minh bảo mật (SSl) cho trang web. Đây là yếu tố quan trọng nếu bạn muốn mọi người tin vào cửa hàng online và trang web thương mại điện tử của bạn. Vì dấu tick có liên hệ với sự tin tưởng, Symantec đã khôn khéo thêm nó vào logo của họ.
Logo đắt đỏ thứ hai thuộc về công ty xăng dầu Anh Bristish Petroleum năm 2000. Họ đã chi bao nhiêu tiền cho nó? Hơn 4.8 nghìn tỉ – một con số đáng kinh ngạc!
Họ chọn thiết kế với hai màu sắc vàng và xanh lá, đại diện cho sự cống hiến của công ty với sứ mệnh “xanh”. Tuy nhiên điều khiến logo của công ty này trở nên đắt đỏ hơn chính là sự thất bại mà công ty phải gánh chịu. Chúng tôi đang muốn nói đến một trong những vụ tràn dầu tàn khốc nhất trong lịch sử ở vịnh Mexico.
Logo của công ty khác hoàn toàn so với những gì mà nó đại diện. Tệ hơn là nó đã trở thành nguyên liệu cho nhiều lời trêu đùa trên mạng khi nhiều người chuyển logo thành màu đen của việc tràn dầu. Kể từ đó họ đã chi hàng triệu đô cho việc quản lý thiệt hại và thiết kế logo ban đầu vẫn được giữ nguyên.
Accenture đã chi trả cho thiết kế logo của họ. Nó bao gồm từ khóa Accenture dưới dạng chữ viết thường cùng một dấu phía trên. Cụm từ này là sự rút gọn tổng hợp cụm từ “accent of the future” – điểm nhấn của tương lai.
Accenture được thúc đẩy để thay đổi tên của nó và xây dựng một logo mới sau khi rời Anderson Consulting Group và tự xây dựng công ty riêng biệt. Tuy nhiên công ty vẫn gặp phải nhiều chỉ trích khi nhắc đến logo Acceture dù cái giá của nó như thế nào đi nữa.
Một vài người nói rằng thiết kế logo tinh giản này không truyền tải đầy đủ ý nghĩa dù logo này của Accenture được chọn sau 50 lựa chọn và thiết kế khác nhau bị từ chối. Accenture giờ đây là một công ty danh tiếng và logo của nó cũng được nhiều người trong ngành biết đến.
Tầm quan trọng của việc có một logo tốt được thể hiện rõ nét với công ty dịch vụ bưu chính Na-uy cùng số tiền hơn 1.2 nghìn tỉ. Bên cạnh các yếu tố đồ họa không thuộc thiết kế Na-uy thường thấy, logo có dòng chữ “Posten Norge” với chữ “posten” mang nghĩa bưu điện.
Dường như đây là một số tiền lớn được bỏ ra cho một nhiệm vụ quá dễ dàng, tuy nhiên bạn cũng cần biết là doanh nghiệp nhà nước này độc quyền chuyển nhận thư với trọng lượng bé hơn 50g tới khắp mọi ban tại Na-Uy, nghĩa là họ rất dư tiền.
Logo mới của Posten Norge ra mắt vào năm 2008 và tất cả các bưu điện cùng xây dựng lại thương hiệu. Dù khoảng tiền chi trả cho logo công ty bưu chính là vô cùng lớn, kết quả sau đó cho thấy việc đầu tư này là hợp lý.
Australian and New Zealand Banking Group, một công ty liên doanh, đã chi hơn 350 tỉ đồng cho thiết kế logo của họ. Trên logo có kí tự ANZ tạo cảm giác chuyển động cùng với các yếu tố đồ họa.
Thành thật mà nói số tiền ấy không chỉ được bỏ ra cho thiết kế logo. Nó còn là con số tổng của chiến dịch tiếp thị to lớn bắt đầu năm 2010 và kết thúc năm 2012. Là ngân hàng lớn nhất tại New Zealand và lớn thứ 3 tại Úc, ANZ không ngại đầu tư khoản tiền ấy.
Có nhiều phiên bản khác nhau của logo BBC, tuy nhiên một trong những thiết kế phổ biến nhất là sự kết hợp giữa các khối kí tự trắng trên nền tối. BBC đã chi hơn 41 tỉ cho thiết kế này.
Tuy nhiên họ có thể được tha thứ khi đã giữ kỉ lục về thời gian không thay đổi logo dù chỉ một chi tiết nhỏ, là từ năm 1971 đến 1988. Cuối cùng họ đã từ bỏ năm 1997, cũng là thời gian mà logo mới của BBC ra mắt.
Trong trường hợp BBC quyết định giữ lại logo hiện tại, họ sẽ phá vỡ kỉ lục của chính mình. Chúng ta đang nói đến một tập đoàn toàn cầu với thiết kế logo mà mọi người có thể nhận ra ngay, do đó số tiền mà họ bỏ ra cho việc tái thiết kế này không hề quá đáng, đặc biệt là khi so sánh với một vài ví dụ khác trong danh sách này.
Dù logo hiện tại của Pepsi không khác nhiều lắm so với những thiết kế trước đó, họ đã bỏ ra hơn 23 tỉ cho thiết kế này. Logo cũ của Pepsi được thay đổi và thiết kế hiện tại có sự phân bổ màu sắc khác nhau khi màu đỏ có phần nổi bật hơn. Đồng thời, toàn bộ logo cũng được điều chỉnh nghiêng một góc và đồng điệu hơn với xu hướng thiết kế “phẳng” hiện tại.
Theo lời mọi người, logo của Pepsi được thay đổi để thách thức Coca-Cola. Pepsi không hề lép về hơn dù họ có thể chi hơn 23 tỉ đồng cho việc xoay logo nhẹ.
Thế vận hội luôn là một thương vụ lớn, không chỉ bởi quy mô của sự kiện mà còn là về lượng tiền đổ vào cũng như doanh thu kiếm được. Có lẽ không có ví dụ nào cho điều đó hay hơn là logo Thế vận hội 2020 với giá hơn 14 tỉ được chi trả bởi ủy ban Thế vận hội Luân Đôn 2020. Con số này khiến nó trở thành logo Thế vận hội đắt đỏ nhất mọi thời đại.
Tuy nhiên dù với chừng ấy tiền, logo Thế vận hội Olympics vẫn chịu chỉ trích nặng nề. Một số người cảm thấy ai cũng có thể vẽ được logo này, số khác lại nghĩ rằng thiết kế không mang tính chất văn hóa cốt lõi và yếu tố lịch sử của thủ đô Luân Đôn.
Luân Đôn không phải là thành phố duy nhất quyết định chi số tiền lớn cho logo của mình. Melbourne cũng làm điều tương tự và họ không cần phải đưa lời xin lỗi nào như Thế vận hội. Được thiết kế bởi Lander Associated, logo mới của Melbourne ra mắt năm 2009.
Với những đường thẳng góc cạnh và nhiều sắc thái màu xanh lam và xanh lục, nó là yếu tố đại diện cho quyền lực doanh nghiệp của Melbourne. Đồng thời cũng giống phiên bản cách điệu của kí tự “M” và nhận được nhiều nhận xét tích cực.
Nằm trong danh sách các thành phố đã chi một số tiền lớn cho logo mới của mình là Belfast. Thiết kế logo của Belfast có giá hơn 6.5 tỉ với nhiều phiên bản màu sắc khác nhau như màu vàng chanh, xanh lam, màu hồng hoa Vân Anh, màu hạt dẻ và màu xanh aqua.
Thiết kế cũng được hiểu theo hai cách: kí tự “B” cách điệu hoặc trái tim. Tên của thành phố được viết bên trong logo. Dù không phản ánh lịch sử trải dài đầy gian truân của Belfast, nó vẫn là một thay đổi được chào đón khi thoát khỏi rập khuôn thường thấy của người Ai-len.
Ý tưởng là khiến thành phố trở nên thu hút hơn trong mắt khách du lịch cũng như các nhà đầu tư và làm nổi bật tính sôi động của thành phố. Đồng thời họ cũng muốn bỏ qua những năm tháng gắn liền với tai tiếng càng xa càng tốt.
Dù vậy logo này chỉ là sự đầu tư chứ không thể hiện cho chi phí bỏ ra!
Thiết kế logo hiệu quả là yếu tố quan trọng cho thành công của bất kì công ty nào, tuy vậy không nhất thiết nó phải tốn hàng triệu đô la như những ví dụ phía trên. Ví dụ, logo của Nike hoặc Coca-Cola không hơn 850.000 VND dù họ là công ty nổi tiếng được nhiều người biết đến trên toàn thế giới. Một ví dụ khác là Google khi họ chưa từng chi trả một xu nào cho logo. Thay vì vậy, họ chuyển cho đội ngũ nhà thiết kế nội bộ để thực hiện nó.
This will close in 20 seconds