Holine: 0967441879

  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu
  • Nu huong thuong hieu

9 logo mang tính biểu tượng được tạo nên bởi các nhà thiết kế nữ

nu hoang thuong hieu

Mặc dù thiết kế đồ họa vẫn là một lĩnh vực chủ yếu là nam giới, nhưng nhiều biểu trưng và bản sắc thiết kế nổi tiếng nhất thế giới đã được tạo ra bởi các nhà thiết kế nữ. Để kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, sau đây là 9 dự án được thiết kế bởi những nhà sáng tạo tài năng nhất trên thế giới – tất cả là phụ nữ.

01. Những biểu tượng Apple của Susan Kare

Chân dung Susan Kare

Các thiết kế của Susan Kare là một trong những thiết kế dễ nhận biết nhất trên toàn cầu. Nhà thiết kế đồ họa này là “thế lực” sáng tạo đằng sau các biểu tượng ban đầu cho Apple’s Macintosh, chẳng hạn như “happy computer” (máy tính hạnh phúc) cổ điển, quả bom đáng ngại và đồng hồ đeo tay. Nhiều biểu tượng trong số này đã sống với nhiều phiên bản mới kể từ khi Kare giới thiệu chúng vào năm 1982.

Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại tại New York, nơi đã mua lại bản nháp ban đầu của các biểu tượng, gọi bà là “một biểu tượng máy tính tiên phong và có sức ảnh hưởng”Kare tiếp tục tạo ra nhiều ngôn ngữ và công cụ trực tuyến mà chúng ta sử dụng: những biểu tượng cảm xúc (emoji) cho Facebook và biểu tượng cho PayPal cùng nhiều dự án khác.

02. Logo Swoosh của Carolyn Davidson cho Nike

Cách mà Carolyn Davidson tạo ra logo Swoosh nổi tiếng của Nike thực sự là một câu chuyện cổ tích về sự nghiệp đối với nhiều người. Davidson là một sinh viên tại Đại học bang Portland khi gặp người đồng sáng lập Nike, Phil Knight. Knight đã tranh thủ tuyển dụng bà để làm một số công việc thiết kế đồ họa chung ở giai đoạn đầu và sau đó là thiết kế logo cho thương hiệu giày mới của mình.

Theo nhiều tin đồn, bà chỉ được trả $2 USD/giờ khi tạo ra logo này vào năm 1971. Và mặc dù không hề yêu thích nó chút nào, Knight vẫn quyết định sử dụng nó. Logo Nike thành công vang dội, Davidson cuối cùng đã được trao tặng cổ phiếu trong công ty và sở hữu một vị trí trong lịch sử thiết kế.

03. Biển báo đường bộ của Margaret Calvert

Tên tuổi của Margaret Calvert có lẽ đã được biết đến bởi hầu hết người dân Vương quốc Anh – và bởi hàng triệu người đến thăm đất nước này. Cùng với Jock Kinneir, nhà thiết kế đồ họa và phông chữ này đã tạo ra hàng loạt các biển báo dành cho mạng lưới đường ô tô của Anh vào cuối những năm 50.

Cả hai giới thiệu một kiểu chữ mới, Transport, và Calvert đã thiết kế các hình ảnh cho một số biển báo. Bà cũng đã làm việc với Cơ quan Quản lý Sân bay Anh, Đường sắt Anh, và Tyne and Weir Metro. Năm 2011, Calvert được bầu là Nhà thiết kế Hoàng gia cho khối ngành Công nghiệp.

04. Bộ nhận diện của Marina Willer cho Tate

Đối tác của Pentagram hiện tại, Marina Willer từng làm việc cho công ty tư vấn thương hiệu Wolff Olins, công ty này đã tái thiết kế bộ nhận diện của phòng trưng bày nghệ thuật Anh, Tate vào những năm 1990.

Để kết hợp tất cả bốn địa điểm lại với nhau dưới một mái nhà, Tate cần một hình ảnh nhận diện mạnh mẽ, và Willer là người phụ nữ đảm nhận công việc này.

Bản logo cuối cùng không chỉ là một cái dấu, mà là một bộ các logo khác nhau, với tiêu điểm khác nhau. Các biến thể tinh tế trong bộ logo cũng được phát triển trong một quá trình thiết kế rất dị thường.

“Nó không được tạo ra trên máy tính,” Willer nói. “Lúc đó, tôi đã cố tìm cách làm chữ ‘Tate’ luôn phải thay đổi, thế nên tôi vào một căn phòng nhỏ và mỗi ngày tạo ra một chữ ‘Tate’ khác nhau, sau đó chiếu nó lên như một màn trình diễn sắp đặt… Thế là tôi có rất nhiều ảnh chụp chữ ‘Tate’ và bắt đầu làm chúng thành chuỗi chuyển động. Đó chính là bộ logo cuối cùng. Nên ta có một bộ các logo, dù trông chúng khá giống nhau bởi chúng gần như là chuỗi khoảnh khắc khác nhau của cùng một thứ.” Cảm giác chuyển động này của logo cũng phản ánh tham vọng hiển thị của nó trên đa dạng hình thức, từ ảnh động, các dạng kỹ thuật số cho đến in ấn.

Logo năm 1998 của bà cho phòng trưng bày đã được sử dụng đến tận năm 2016, và phiên bản cập nhật sau này là một ý tưởng mới dựa trên cùng một ý tưởng; bằng chứng cho việc khái niệm ban đầu của Willer vẫn đang phát triển mạnh mẽ.

05. Thiết kế của Annie Atkins cho Wes Anderson

Những bộ phim hay có thể hấp dẫn đến nỗi chúng cảm thấy như sở hữu một thế giới riêng. Đây là trường hợp của các tác phẩm được dựng nên từ đạo diễn Wes Anderson, nhưng việc tạo ra các vũ trụ màu kẹo ngọt của ông đòi hỏi nhiều công sức hơn những gì người xem có thể nhận ra.

idesign wes anderson 07

Annie Atkins, người chuyên về đồ họa làm phim đã biến những thế giới hư cấu kia trở nên sống động. Công việc của bà là tạo ra tất cả các hình ảnh đồ họa trong một bộ phim; chẳng hạn, bà đã thiết kế những chiếc hộp Mendl’s màu hồng (millennial pink) ở khách sạn Grand Budapest (2014). Atkins cũng làm việc về thiết kế đồ họa cho các chương trình truyền hình như Vikings và Penny Dreadful, cũng như bộ phim Anderson’s Isle of Dogs (2018).

06. Logo Google của Ruth Kedar

Logo của Google mà nhiều người trong chúng ta nhìn thấy hàng ngày đã trở thành một trong những biểu tượng phổ biến nhất trên thế giới. Nó được tạo nên bởi Ruth Kedar, người đã thiết kế ra logo ban đầu của Google vào năm 1998 và đã mô tả nó là “vui tươi và đơn giản. Thiết kế dễ dàng đọc hiểu và tinh tế đến mức trông gần như không được thiết kế”. Kể từ lúc đó logo này đã được cập nhật, tuy nhiên thiết kế của Kedar vẫn tồn tại trong gần hai thập kỷ và nhanh chóng trở thành một trong những logo nổi tiếng nhất mọi thời đại.

07. Logo cấm điện hạt nhân của Anne Lund

Mặt trời tươi cười, màu cam rực rỡ trên nền vàng với dòng chữ “Năng lượng hạt nhân? Không, cảm ơn” đã trở thành biểu tượng toàn cầu cho phong trào chống hạt nhân vào năm 1975 và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

Nó được thiết kế bởi Anne Lund, một nhà hoạt động xã hội người Đan Mạch không hề có nền tảng về thiết kế. Bà nói rằng lúc bấy giờ các nhà hoạt động xã hội muốn có một logo “tích cực, vui vẻ và trên hết là lịch sự“.

Lund đã chuyển giao quyền sử dụng đối với biểu tượng này cho Tổ chức Thông tin về Điện hạt nhân của Đan Mạch và chưa bao giờ kiếm lợi nhuận từ nó, nhưng thiết kế của bà đã thật sự tạo nên sự khác biệt – Đan Mạch đã bỏ phiếu nói không với điện hạt nhân.

08. Logo của Muriel Cooper cho MITP

Muriel Cooper là Giám đốc thiết kế đầu tiên của MIT (Viện Công nghệ Massachusetts), và là người phụ nữ đầu tiên có nhiệm kỳ tại Phòng thí nghiệm truyền thông nơi này. Bà đã làm việc tại MIT trong 40 năm và di sản của bà vẫn tồn tại, đặc biệt là logo mang tính biểu tượng của MIT Press, thứ mà bà đã tạo ra vào năm 1965. Thiết kế thông minh giống hệt như những cuốn sách trong khi viết ra dòng chữ “MITP”.

Và Cooper không chỉ là một nhà thiết kế đồ họa xuất sắc; ngày nay, bà còn được nhớ đến nhiều bởi công trình đột phá trong thiết kế kỹ thuật số và tương tác.

Các thiết kế của Muriel Cooper

09. Bộ nhận diện của Paula Scher cho The High Line

Một trong những nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng nhất thế giới, Paula Scher là người phụ nữ đầu tiên trở thành đối tác của Pentagram. Bà đã tạo nên bộ nhận diện cho nhiều tổ chức nổi tiếng của Hoa Kỳ, bao gồm Citibank và Tiffany & Co.

Scher cũng thiết kế bộ nhận diện cho High Line – công viên Manhattan trên cao được tạo ra từ một cấu trúc đường sắt cũ. Những thiết kế đẹp mắt, nhẹ nhàng của bà mang đến cho không gian công cộng này một cảm giác sang trọng và là một ví dụ tuyệt vời về lối thiết kế đơn giản, chuẩn mực, thứ có thể cải thiện diện mạo của cả một thành phố.

Vừa rồi, công viên High Line mở cửa trở lại sau hơn 4 tháng ngừng hoạt động vì dịch bệnh. Paula Scher cũng đã lấp đầy công viên với 1000 chấm xanh lá để đánh dấu giãn cách xã hội.

Người dịch: Nam Vu
Nguồn: Tổng hợp
Ban biên tập iDesign

Có thể bạn quan tâm:

Thiết kế bởi Nữ Hoàng Thương Hiệu Queen Brand

nữ hoàng thương hiệu
nữ hoàng thương hiệu

This will close in 20 seconds