Holine: 0967441879
Thất bại có thể là một người thầy tuyệt vời, nếu bạn học được từ những sai lầm đó. Nhưng qua nhiều thập kỷ, nhiều designer thừa nhận điều này không chỉ trong quá trình sáng tạo mà còn ở kết quả nữa. Từ thiết kế generative tới nghệ thuật glitch, các nhà sáng tạo đang hy sinh sự kiểm soát để đổi lấy sự ngẫu nhiên tuyệt đẹp.
Thất bại cũng thúc đẩy sự đổi mới, phá bỏ những tập tục lâu đời để nhìn nhận thế giới theo một cách ít phân cực hơn. Trong việc sản xuất, sự bất toàn trong sản phẩm cuối mang đến lời giải cho các vật được sản xuất đại trà giống nhau và có một thị trường cho những sản phẩm đề cao lỗi, sự không chính xác và không hoàn hảo như USPs, điều này làm chúng trở nên độc đáo và độc nhất hơn.
Thiết kế generative, nơi mà các designer thiết lập các luật lệ và thông số để tạo nên giải thuật nhưng sau đó cuối cùng lại từ bỏ sự kiểm soát những sản phẩm thị giác thật sự được sản xuất, đã trở nên phổ biến trong hàng ngàn năm nay, dẫn đến việc tạo ra nhiều phiên bản độc lạ khác nhau của sản phẩm đồ họa trong các phân ngành từ đóng gói tới xuất bản và hơn thế nữa.
Được tạo ra từ các trục trặc kỹ thuật, glitch thường xảy ra một cách không mong muốn trong quá trình sản xuất, nhưng chúng lại được vinh danh và khuyến khích như một phần của phong trào sáng tạo này, với các designer đánh giá cao sự kết hợp của thất bại cơ học và dự định của con người để định hướng các phong cách đồ họa mới.
Sự góp mặt của trí tuệ nhân tạo trong quá trình này đã gây ra nhiều tranh cãi về việc liệu designer cuối cùng sẽ biến mất khi chúng ta ngày càng có nhiều các sản phẩm của tư duy máy móc. Nhưng trong lĩnh vực nơi từng không có chỗ cho sự thất bại, ngày càng nhiều designer hơn bao giờ hết đang lồng ghép khủng hoảng trong các thói quen sáng tạo của họ và đang kiếm được nhiều lợi ích từ nó.
Trong những năm gần đây, một phong trào đi ngược lại với sự sản xuất hàng loạt tiêu chuẩn – cũng như mỹ học kỹ thuật số hoàn hảo – đã trở thành niềm khao khát lan rộng đối với sản phẩm thủ công bắt nguồn từ những truyền thống văn hóa. Cùng với phong trào trước đó, sự bất toàn được đề cao vì nó thêm thắt vào sự chân thật trong từng sản phẩm.
Tính nghệ thuật cao trong sản phẩm giúp tạo ra một sự kết nối đầy ý nghĩa giữa nghệ nhân và người tiêu dùng. Mặc dù các sự kiện chính trị và kinh tế toàn cầu nằm ngoài quyền kiểm soát của chúng ta, cũng như tính phổ biến của vài sản phẩm được sản xuất đồng loạt nhất định, người tiêu dùng đang hồi tưởng về quá khứ và đang đặt nhiều giá trị hơn vào các vật dụng xung quanh họ, chọn lựa chất lượng hơn số lượng.
Các sản phẩm thủ công có các câu chuyện đằng sau chúng – chúng được tạo ra với sự cẩn thận và chú ý – và những cái chạm của con người đã cùng tạo nên sự cộng hưởng đầy cảm xúc hơn bất cứ dây chuyền sản xuất nào có thể làm được.
Sự rõ ràng trong quá trình sản xuất là một nhân tố chính nữa trong yêu cầu mới được phát hiện của nghệ thuật thủ công. Sau vài năm sản xuất hàng loạt, đôi lúc sau những thói quen phi đạo đức, người tiêu dùng dần thích tìm hiểu về di sản của sản phẩm hơn. Và cách tốt nhất để truyền tải điều này là để thương hiệu tự thể hiện không chỉ quá trình sản xuất mà còn cả yếu tố con người đằng sau nó.
Điều này làm cháy lên trong người tiêu dùng niềm khao khát được thấy, hiểu và trân trọng những gì góp phần tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Đối mặt với một thị trường luôn thay đổi, người tiêu dùng đang tìm kiếm sự cam kết trong các thương hiệu di sản đã tồn tại qua sự khắc nghiệt của thời gian – cái nằm ở trong tâm của cái gọi là xu hướng thiết kế retro.
Cuộc sống hằng ngày của chúng ta hoàn toàn bị bão hòa với các thông tin, lựa chọn và những tiếng ồn xa lạ nên người tiêu dùng ngày càng hướng đến những sản phẩm và dịch vụ đơn giản hóa môi trường của họ cả về mặt thị giác và mặt chức năng.
Trong khi các cải tiến kĩ thuật số đã giúp ta ra quyết định hằng ngày nhanh hơn thì trong thế giới ‘always on’ này, internet và truyền thông xã hội đã tạo ra thậm chí nhiều tiếng ồn hơn theo nhiều cách khác nhau. Những người tiêu dùng bận rộn, căng thẳng quá mức ngày càng muốn những sản phẩm và trải nghiệm đơn giản, hiệu quả, liền lạc hơn.
Các nhãn hiệu và dịch vụ trực quan, bỏ đi những thứ rườm rà, chọn lọc các lựa chọn và cá nhân hóa nội dung đã nổi lên trong hàng ngàn năm nay vì chúng giúp cho cuộc sống ngày qua ngày đơn giản hơn. Dữ liệu phức tạp được hình dung để giúp khách hàng giải mã những gì họ cần biết, và các designer đang thiết kế ra các vật dụng tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta, biến các giải pháp thuận lợi thành chính sản phẩm.
Những công nghệ trực quan này, kết hợp với thiết kế đơn giản có nghĩa là người tiêu dùng có thể mong đợi sự đơn giản hơn gấp nhiều lần. Và khi mỗi cá nhân tìm kiếm các giải pháp đơn giản và rõ ràng hơn cho cuộc sống phức tạp của mình, các thương hiệu sẽ ngày càng phản ánh sự chuyển dịch này trong hành vi của người tiêu dùng thông qua sự nhận diện, logo, thiết kế tối giản hơn và hiệu quả hơn, tất cả chúng sẽ phối hợp cùng nhau để loại bỏ đi những thứ rườm rà không cần thiết.
Nền kinh tế sáng tạo đã thay đổi triệt để thời đại hoàng kim này, vì phần mềm mã nguồn mở, in 3D và các công nghệ không ngừng tiến hóa khác đưa thiết kế và sản xuất vào tay khách hàng và điều này gây ra những tác động xấu tới các nhà sáng tạo.
Một tác động phụ của việc đi ngược lại sản xuất đại trà, DIY (design-it-yourself) cho thấy mọi người đang cá nhân hóa các sản phẩm hàng ngày cũng như tự tạo ra cho riêng mình. Nói tóm lại, quy luật của phát triển, sản xuất và kinh doanh đã biến đổi.
Phong trào DIY và RIY (repair-it-yourself) được hưởng ứng bởi nhiều yếu tố, bao gồm về kinh tế. Sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu qua nhiều thập kỷ đã thúc đẩy mỗi người và nhãn hiệu cân nhắc lại cách họ tiêu thụ. Kết hợp điều này với giá cả luôn giảm trong công nghệ và bạn có được một nền kinh tế sản xuất sáng tạo hơn.
Các nhà đầu tư đang đặt ra nhiều luật lệ mới, viết ra nhiều bảng tuyên ngôn mô tả và định nghĩa cách họ muốn thế giới hoạt động theo một cách mở, sáng tạo và hiệu quả. Dân nghiệp dư khắp các phương tiện truyền thông giờ có cơ hội để trở thành chuyên gia và chuyên viên với quyền truy cập công khai chưa từng có tiền lệ tới số lượng kiến thức chung nhờ vào các nền tảng gây quỹ như Kickstarter, phương tiện để biến những ý tưởng thành hiện thực.
Các mô hình cộng tác, mã nguồn mở đang gia tăng, giúp mọi người phát triển ý tưởng, sản phẩm và cộng đồng. Nơi mà hack từng được gán cho tội phạm mạng, giờ nó đã trở thành trò tiêu khiển đối với người tiêu dùng hàng ngày.
Về mặt lý thuyết, bất cứ ai cũng có thể trở thành designer vì tài nguyên đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn và những cộng đồng phát triển những kỹ năng đó đang nổi lên ở khắp nơi.
Các designer đang mang thế giới analog và kĩ thuật số tách biệt lại gần nhau hơn, biến thằng này thành thằng kia, chọn lựa những glitch và tạo ra những tác phẩm thú vị hơn từ nó. Vì công nghệ kỹ thuật số đang ngày càng phức tạp, ranh giới giữa kỹ thuật số và thế giới thực tại đang mờ dần đi, tạo nên một mối quan hệ khôi hài giữa con người và công nghệ – một phong trào gọi là The New Aesthetic bởi tác giả và họa sĩ người Anh James Bridle.
Các môi trường thế giới thực đang được bổ sung nhiều hơn với thông tin kỹ thuật số thông qua thực tế tăng cường, phong cảnh kỹ thuật số và avatar cá nhân, trong khi các designer bị ép phải hình dung ra một xã hội kỹ thuật số không ngừng phát triển, kiểm tra bằng nhiều cách khác nhau để biên dịch kỹ thuật số thành analog. Công nghệ đã trở thành bộ lọc đối với cách thế giới thực được quan sát như thế nào, một minh chứng sinh động cho phong cảnh kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng.
Sự hoài niệm về các vật dụng thủ công hữu hình, như được đề cập ở trên, đã làm dấy lên nghi ngờ về vai trò của designer trong việc làm ngược lại những gì được cho là phù hợp, thúc đẩy các nhà sáng tạo phải cân nhắc lại phương pháp và công cụ họ sử dụng để tạo ra các tác phẩm.
Cuối cùng, bằng việc hack, đặt câu hỏi và tái định dạng liên tục của những công cụ và kỹ thuật, mối quan hệ giữa người và công nghệ cũng đang liên tục phát triển hơn trong thế giới thiết kế. Đã có sự gia tăng đáng chú ý trong mỹ học công nghệ tăng cường, đặc biệt trong các vật thể và sản phẩm in 3D hoặc hình ảnh đã được render.
Từ đẹp cho tới xấu, từ tốt tới tệ, trải nghiệm là tất cả mọi thứ – và người tiêu dùng đang biến thành những người tìm kiếm sự hào hứng. Việc theo sau khủng hoảng kinh tế, sự tiêu thụ ‘thời trang ăn liền (fast-fashion)’, nghiện mua sắm đã mở lối cho những tương tác đầy ý nghĩa, dựa trên kinh nghiệm nhiều hơn.
Trong mọi sản phẩm, người tiêu dùng ngày càng muốn các trải nghiệm mang tính thách thức và đắm chìm vào các giác quan hơn. Đối với nhiều sự kiện và kỷ niệm chúng tạo ra – được xem có giá trị hơn các sản phẩm vật lý.
Kinh tế trải nghiệm có thể được xem như lời đáp với thế giới hậu suy thoái mà ta đang sống. Sự hỗn loạn chính trị, xã hội và kinh tế đã để người tiêu dùng tìm kiếm cảm giác thoát ly thực tế. Nói đơn giản, nó là về cách thức và địa điểm những điều trên xảy ra.
Thử nghiệm rất quan trọng trong nền kinh tế trải nghiệm, với mục tiêu đắm chìm các giác quan bằng cách quyến rũ con người với bất ngờ, niềm hân hoan và sự phi thường để tách họ khỏi các thử thách và công việc của đời thực.
This will close in 20 seconds